Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2021

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông được đánh giá an toàn như thế nào?

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông khởi công xây dựng từ năm 2011, trước khi đưa vào khai thác, dự án được tư vấn ACT (Pháp) đánh giá an toàn theo phương pháp tiêu chuẩn châu Âu.

70.000 km vận hành thử
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông là công trình đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên tại Việt Nam. Dự án được xây dựng bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Dự án được khởi công từ tháng 10/2011, dự án cơ bản hoàn thành công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị vào tháng 11/2018. Từ tháng 12/2018, dự án thực hiện căn chỉnh đồng bộ, vận hành thử kỹ thuật và vận hành thử nghiệm.

Do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đến cuối tháng 12/2020, dự án mới hoàn thành công tác chạy thử liên động toàn hệ thống.

Trong thời gian chạy thử 20 ngày, Tổng thầu EPC đã thực hiện vận hành hơn 5.740 chuyến tàu chạy, với tổng số hơn 70.000km vận hành an toàn dưới sự giám sát bởi các đơn vị tư vấn giám sát, Tư vấn đánh giá an toàn, các cơ quan chức năng và Hội đồng kiểm tra Nhà nước.

Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc, để đảm bảo tuyệt đối an toàn trước khi bàn giao dự án đưa vào vận hành khai thác thương mại, Bộ GTVT đã thuê Tư vấn ACT (Pháp) đánh giá an toàn hệ thống từ khâu thiết kế, thi công, lắp đặt thiết bị và vận hành…

Cuối tháng 4/2021, Tư vấn ACT cấp chứng nhận an toàn hệ thống kèm theo 16 khuyến cáo về an toàn cho dự án, Bộ GTVT hoàn thành nghiệm thu công trình và gửi Hội đồng thẩm định nhà nước về công trình xây dựng.

{keywords}
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao

Là công trình trọng điểm với công nghệ mới áp dụng vào Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án đã được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước, Bộ GTVT, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan của Nhà nước theo chức năng nhiệm vụ đã kiểm tra, theo dõi và chỉ đạo sát sao.

Theo Bộ GTVT, các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định thiết kế xây dựng. Dự án đã được đơn vị tư vấn độc lập đánh giá an toàn cấp Chứng nhận an toàn hệ thống.
 
Đoàn tàu sử dụng công nghệ động cơ phân tán
Đoàn tàu dự án đường sắt Cát linh – Hà Đông sử dụng công nghệ động cơ phân tán, gồm 8 động cơ được đặt ở khoang giữa và hệ thống điều khiển tự động. Đây là công nghệ đang được nhiều nước áp dụng. 

Đường ray dự án Cát Linh - Hà Đông có khổ rộng 1.435 mm, sử dụng công nghệ hàn liền đảm bảo tốc độ chạy tàu cao, chống ồn, chống rung và lắp đặt các thiết bị chống trật bánh tàu.

Dự án có 13 đoàn tàu, trong quá trình vận hành sẽ sử dụng 10 đoàn, 2 đoàn bảo dưỡng, một đoàn dự phòng. Vỏ tàu bằng thép không gỉ theo tiêu chuẩn châu Âu.

Tháng 12/2019, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các đoạn tàu đường sắt Cát linh - Hà Đông. Các đoàn tàu đầy đủ hồ sơ chứng minh chất lượng theo chỉ dẫn kỹ thuật được duyệt về độ bền, khả năng ứng cứu trong các trường hợp khẩn cấp, cứu hộ cứu nạn.

Đơn vị sản xuất và nhà thầu cung cấp đoàn tàu cũng cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn đoàn tàu.

{keywords}
Tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở thời điểm chạy thử 

Về mức độ tự động hóa, tiêu chuẩn thế giới chia làm 5 mức, đường sắt Cát Linh - Hà Đông được thiết kế với mức 2,5 (có chế độ người lái tàu). Dựa trên các thông tin tín hiệu thu, phát tự động, trung tâm chỉ huy sẽ tự động ra lệnh cho đoàn vận hành ở tốc độ tối đa và tối thiểu.

Trên khoang lái tàu tự động hiển thị các thông tin để lái tàu biết, khi cần tăng tốc và giảm tốc. Hệ thống cũng tự động khống chế tốc độ của tàu.

Hệ thống điều khiển tự động của đoàn tàu gồm 3 hệ thống con để đảm bảo việc giám sát, khống chế vận hành và tự động hóa công tác chạy tàu; đảm bảo việc khống chế giãn cách các đoàn tàu, ngăn rủi ro khi tàu chạy vượt quá tốc độ cho phép và lựa chọn phương án tối ưu để đoàn tàu vận hành.
 
Đánh giá an toàn theo phương pháp châu Âu
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được phê duyệt thiết kế từ năm 2010-2011, trong khi một số nội dung được Tư vấn ACT đánh giá theo công nghệ hiện nay.

Cụ thể, tiêu chuẩn tàu điện đô thị của Trung Quốc chỉ yêu cầu đánh giá và cấp chứng nhận an toàn với Hệ thống tín hiệu, không đánh giá và cấp chứng nhận an toàn cho các hạng mục: Hệ thống điện kéo, phanh điện của đoàn tàu và các hệ thống còn lại của dự án. Trong khi tiêu chuẩn châu Âu lại yêu cầu đánh giá.

Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, thời điểm ký kết hợp đồng với tổng thầu để triển khai dự án thì Việt Nam chưa có tiêu chuẩn về thiết kế, đặc biệt là liên quan đến các thiết bị. Do vậy, tại thời điểm đó (năm 2013), tiêu chuẩn nào mà Việt Nam không có thì sử dụng tiêu chuẩn Trung Quốc.

Trong khi tiêu chuẩn của Trung Quốc cũng dựa trên hệ tiêu chuẩn của châu Âu, nhưng tùy thuộc điều kiện mỗi quốc gia có tiêu chí áp dụng khác nhau.

Thứ trưởng Đông nói rõ, Tư vấn Pháp đánh giá an toàn theo phương pháp đánh giá của châu Âu chứ không phải dùng tiêu chuẩn châu Âu để đánh giá an toàn dự án Cát Linh - Hà Đông.

Hiện Công ty Metro Hà Nội đã thuê tư vấn nước ngoài trong để hỗ trợ vận hành và hoàn thiện hệ thống trong 1 năm.

Gia Văn

10 năm dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

10 năm dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

Sau 10 năm khởi công xây dựng, đến nay Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) đã được Hội đồng kiểm tra Nhà nước đồng thuận kết quả nghiệm thu, đưa vào khai thác.

credit:vietnamnet Tham khao: https://ift.tt/34p9LiR

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét